Những viên đá tôi đã bỏ sót

Có những vấn đề tôi đã học và trải nghiệm qua, nhưng đến một dịp nào đó vô tình gặp lại tôi cũng phải ối à vì mình đã và đang ngộ nhận về những vấn đề đó.




Có thể kể đến một số vấn đề sau đây:

1. Lầm lẫn khi sử dụng fish/fishes: 

Nói thật là đến ngày hôm nay tôi mới biết số nhiều cùa fish phải là fish, chứ không phải là fishes. Khi muốn nói 1 con cá, 2 con cá.. thì phải sử dụng là one fish, two fish (không phải là two fishes)

Còn khi sử dụng fishes cũng có trường hợp riêng của nó, đó là khi muốn nói về (nhiều) loài cá khác nhau (different kinds of fish)

Thật là lạ lẫm, nhưng cũng hết sức thú vị đó.

2. Lần đầu tiên mới biết let's = let us

Câu thường sử dụng: Let's go

Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến bỏ sót kiến thức, nhưng sau khi suy ngẫm lại có thể thấy do cơ chế suy luận, diễn giải của chính bản thân. Tôi thường dựa trên những kiến thức của mình đang có để suy luận ra phần còn lại, hoặc từ trường hợp này, suy luận ra những trường hợp có đặc điểm, tính chất mà bản thân tôi nhận thấy rằng nó tương đồng (Nhưng thực tế ra nó chưa chắc là tương đồng). Chính sự suy diễn sai lầm này, cộng với sự đánh dấu trong trí nhớ rằng nó là đúng, đã dẫn đến những nhận định sai lầm, những thiếu sót nêu trên.

Nguyên nhân nữa là do sự chấp nhận. Có một thời gian rất dài trước đây, tôi thường dễ dàng chấp nhận tất cả các kiến thức mà mình tiếp thu được. Quá trình tiếp thu này nó không được chọn  lọc và đánh giá kỹ lưỡng. Cứ tiếp nhận thông tin là lưu vào. Quá trình hấp thụ bất chấp này khi đánh giá thoáng qua thì tôi thấy mình đã tiếp nhận khối lượng rất khổng lồ thông tin. Nhưng khi dừng lại và đánh giá, thì bao nhiêu phần trăm trong đó là thông tin đúng, thông tin có ích thật sự. Chính vì sự lười đánh giá này nên có rất nhiều thứ đã bị bỏ sót hoặc ghi nhận không đúng sự thật.

Sau này, tôi đã chú ý để giảm bớt sự lười của mình. Mỗi khi tiếp nhận thông tin gì đó, tôi thường thêm vào một bước đánh giá thông tin đó, thêm vào một số câu hỏi, trả lời dựa trên những dữ kiện có liên quan, và cuối cùng quăng nó vào kho ký ức của mình.

VD: Khi đang viết đến phần này, thì tôi nghe tiếng chim hót ngoài cửa sổ.

Nhận định đầu tiên: Thú vị vậy! Thú vị không phải vì tiếng chim hót hay, tạo sự chú ý mà là đúng vào lúc mình viết đến nội dung này thì lại nghe tiếng chim hót.

Câu hỏi đặt ra là: Ủa có phải là trùng hợp hay không? Vì hình như chim hót nãy giờ mà?

Trả lời: Không phải là sự trùng hợp mà là tâm trí mình đặt ra sự trùng hợp đó thôi. Vì đàn chim ngoài sân nhà thường hót um sùm cũng vào tầm giờ này mỗi ngày rồi. Tôi chú ý đến tiếng chim hót chỉ vì tôi đang muốn tìm một ví dụ cho phần nội dung đang viết đến thôi.

Nhưng trước đây, tôi sẽ xếp vào ký ức mình là: Có một sự thú vị về chuyện trùng hợp giữa đàn chim hót và nội dung tôi đang đề cập đến. Và sẽ trở thành 1 kiến thức khá là sai, dù nó khá tích cực đối với tôi.

Mới hơn Cũ hơn